nguyen-nhan-san-go-bi-moc

Cách xử lý sàn gỗ bị mốc tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh chóng

Sàn gỗ mang đến vẻ đẹp sang trọng, thẩm mỹ cho không gian nội thất nhà ở. Tuy nhiên, loại sàn này rất dễ bị mốc, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều. Vậy làm sao để xử lý sàn gỗ bị mốc? Hãy cùng Sàn gỗ Dixons tìm hiểu trong bài viết này.

Nguyên nhân khiến sàn gỗ bị mốc

Sàn gỗ tự nhiên hay công nghiệp bị ấm mốc do một số nguyên nhân dưới đây:

Môi trường có độ ẩm cao

Với điển hình khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, độ ẩm cao như Việt Nam thì sau thời gian sử dụng ván sàn gỗ sẽ khiến bề mặt dễ bị nấm mốc.

Trong đó, khu vực dễ bị ẩm mốc nhất là phòng bếp hoặc gần nhà tắm. Do đó, bạn nên chọn loại sàn gỗ chất lượng cao, có khả năng chống thấm nước tốt để kéo dài tuổi thọ sử dụng.

Chất lượng sàn gỗ kém

Khi mua sản phẩm kèm chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng kéo theo khả năng chống ẩm kém, nước dễ dàng thấm qua khe hở của ván. Điều này khiến sàn gỗ xuất hiện các đốm mốc trắng ở xung quanh.

Vệ sinh sàn gỗ sai cách

Một số loại sàn gỗ rất “kén” nước nên trong quá trình sử dụng, nếu vệ sinh và bảo quản sàn gỗ sai cách cũng là nguyên nhân khiến sàn bị nấm mốc.  Khi muốn làm sạch cho bề mặt sàn, bạn cần cẩn thận, vắt khô dẻ lau để lau chùi. Có thể kết hợp cùng các sản phẩm dưỡng bóng, dưỡng ẩm cho sàn.

Các bước xử lý sàn gỗ bị mốc

Các loại sàn gỗ công nghiệp thường dễ bị mốc hơn sàn gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, khi xảy ra tình trạng sàn gỗ xuất hiện những vết mốc xấu xí, cả hai loại sàn gỗ đều có cách xử lý chung cực kỳ đơn giản như sau:

Bước 1: Làm sạch sơ bề mặt sàn bị mốc

  • Pha dung dịch dấm với nước theo tỷ lệ 1:1 (1 nước + 1 giấm)
  • Dùng khăn thấm dung dịch và tiến hành lau trên bề mặt gỗ.
  • Thực hiện 2-3 lần đến khi loại bỏ nấm mốc trên bề mặt sàn.

Bước 2: Làm sạch sâu bề mặt sàn gỗ bị mốc

  • Tiếp tục pha nước rửa sàn chuyên dụng (sàn gỗ), lau dung dịch 1 lượt để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn nấm còn bám trên bề mặt.
  • Với trường hợp nấm mốc đã ăn sâu trên bề mặt sàn, hãy dùng giấy nhám chuyên cho gỗ (nên dùng P40 để tránh phá huỷ bề mặt sàn). Chà sâu đến và loại bỏ mốc.
  • Tiếp tục dùng nước lau sàn để làm sạch thêm 1 lần nữa.

Bước 3: Loại bỏ sạch bụi bẩn

Khi quét hoặc hút bụi bề mặt sàn bị mốc mà thấy hèm sàn có hiện tượng mốc. Bạn cần tháo sàn ra và xử lý cả phần mốc chỗ hèm khoá.

Nếu vị trí mốc ngay tại nơi thường xuyên hứng chịu nước (nơi rò rỉ nước), bạn cần xử lý bề mặt lớp sàn chống thấm và loại trừ các tác nhân dẫn đến nước rò rỉ tại vị trí mốc sàn gỗ.

Bước 4: Đánh bóng sàn gỗ bị mốc

Để dưỡng bóng, chống ẩm cho sàn gỗ, hãy sơn một lớp PU trong suốt chuyên dành cho gỗ.

Đợi sơn khô (nên để khô tự nhiên, không nên sấy bằng máy sấy tóc), sàn nhà sẽ được xử lý toàn bộ nấm mốc.

Làm gì khi không xử lý hết mốc bằng cách thường?

Khi bạn áp dụng cách trên nhưng chưa xử lý hết sàn gỗ bị mốc, điều quý khách cần làm là gọi ngay cho Sàn gỗ Dixons để được hướng dẫn chi tiết nhất.

——————

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 100 Ngô Quyền, P. Bắc Cường, TP. Lào Cai

Hotline: 0936 333 212

Website: https://dixonsfloor.com/

san-go-lamton-5-min

Sàn gỗ Lamton sự lựa chọn ưu việt cho nội thất gia đình

Sàn gỗ Lamton là thương hiệu lát sàn gỗ được sản xuất theo công nghệ với tiêu chuẩn của Mỹ, được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn cho nội thất của gia đình. Vậy những ưu, nhược điểm của sàn gỗ Lamton này là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Sàn gỗ Lamton có xuất xứ từ đâu?

Sàn gỗ Lamton là thương hiệu lát sàn gỗ được sản xuất theo công nghệ với tiêu chuẩn của Mỹ, với quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng châu Âu.

Sàn gỗ Lamton có thiết kế bề mặt sàn EIR độc đáo và có tính thẩm mỹ cao, đồng thời có giá thành khá mềm nên được thị trường gỗ lót sàn Việt Nam.

Cấu tạo của sàn gỗ Lam ton

Sàn gỗ Lamton vẫn giữ nguyên các ưu điểm vốn có của sàn gỗ công nghiệp, ngoài ra loại sàn này còn cải thiện một số nhược điểm của chung của một số loại sàn gỗ hiện nay.

  • Lớp phủ bề mặt: với khả năng chống trầy xước, chịu được ma sát và bảo vệ lớp vân gỗ. Đặc biệt là người dùng có thể dễ dàng vệ sinh bề mặt.
  • Lớp vân gỗ: với chất lượng giấy in nhập khẩu từ Đức và công nghệ in giấy hiện đại, đem lại tính thẩm mỹ cao, sắc nét, chân thực cho tấm ván sàn.
  • Lớp cốt gỗ HDF: độ cứng cao, chắc, bền và khả năng chống chịu nước tốt.
  • Lớp đáy cân bằng: giúp cân bằng, giữ sàn phẳng và chống ẩm cho tấm ván.
  • Hệ thống hèm khóa: thay thế cũng dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng.

Ứng dụng của sàn gỗ Lamton trong nội thất

Với tiêu chuẩn châu Âu nhưng sàn gỗ Lamton lại thuộc phân khúc sàn gỗ công nghiệp giá rẻ, phù hợp để thi công ở hầu hết không gian. Một số các ứng dụng thiết kế phổ biến của sàn gỗ Lamton gồm có:

  • Lắp đặt sàn gỗ cho phòng khách, phòng ngủ
  • Lắp đặt sàn gỗ của chung cư, căn hộ
  • Lắp đặt sàn gỗ cho showroom
  • Lắp đặt sàn gỗ công ty, văn phòng,…..
  • Lắp đặt sàn gỗ cho nhà hàng, khách sạn, khách sạn
  • Lắp đặt sàn gỗ cho shop kinh doanh,…

Sàn gỗ thương hiệu Lamton có giá bao nhiêu?

Sàn gỗ công nghiệp Lamton có giá từ 250.000 VNĐ/m2.

Tuy nhiên, giá cả sàn gỗ này còn tùy thuộc vào kích thước, mẫu mã sản phẩm sàn gỗ bạn lựa chọn. Nếu muốn biết giá chính xác, vui lòng liên hệ số Hotline bên dưới để được hỗ trợ chi tiết nhé. Sàn gỗ Dixons luôn trực tuyến 24/7 để hỗ trợ bạn nhiều nhất có thể.

Sàn gỗ Dixons chuyên tư vấn, thi công cũng như là đơn vị cung cấp sàn gỗ công nghiệp chính hãng với giá cả phải chăng taị Lào Cai. Với cam kết đặt sự hài lòng của khách hàng lên trên hết. Sàn gỗ Dixons luôn đem đến, tư vấn cho quý khách những lựa chọn tối ưu về chất lượng và giá cả tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích của khách hàng.

——————

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 100 Ngô Quyền, P. Bắc Cường, TP. Lào Cai

Hotline: 0936 333 212 

Website: https://dixonsfloor.com/

Trên đây là các thông tin nhằm giải đáp cho bạn về cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của sàn gỗ Lamton. Sàn gỗ Dixons hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết. Bạn cần cẩn trọng trong việc lựa chọn đơn vị thi công để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng. Nếu bạn có nhu cầu mua sàn gỗ công nghiệp, liên hệ ngay với chúng tôi để được yên tâm về chất lượng, giá thành sản phẩm.

go-cong-nghiep-1

Đặc điểm của các lớp phủ ván gỗ công nghiệp nội thất

Với mục đích làm đẹp và tăng độ bền cho ván gỗ công nghiệp thì các nhà sản xuất gỗ nội thất đã dán phủ lên bề mặt tấm ván gỗ một lớp phủ phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng. Các lớp phủ phổ biến được sử dụng hiện nay là Melamine, Laminate, Veneer và Acrylic. Bài viết này hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, khả năng ứng dụng của lớp phủ ván gỗ công nghiệp.

Các loại lớp phủ gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Ván gỗ công nghiệp là một sản phẩm gỗ ép nên có tính hút ẩm và bề mặt thô, không đa dạng màu sắc. Vì vậy, để những loại ván gỗ công nghiệp này có thể đưa vào sử dụng, người ta phải dán lên nó một lớp phủ bề mặt có tính thẩm mỹ cao phù hợp với sở thích của người sử dụng, bảo vệ gỗ khỏi các tác động của độ ẩm.

Sau đây là 4 loại lớp phủ được sử dụng nhiều nhất hiện nay bạn có thể tham khảo.

Lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp Melamine

Melamine là một loại nhựa cứng nên khi được dán lên gỗ có khả năng giúp chống xước, chống chống cháy do giải phóng khí nitơ khi bị đốt. Nó cũng có thể được tạo ra với nhiều màu sắc nên cực kỳ linh hoạt trong các ứng dụng khác nhau.

Ưu điểm:

  • Giá rẻ nhất
  • Quy trình sản xuất nhanh chóng, đơn giản
  • Sử dụng nhiều trong thi công nội thất

Nhược điểm:

  • Màu sắc không sắc nét, mịn do lớp cốt gỗ không có bề mặt mịn.
  • Khó uống cong
  • Chịu lực, chống mài mòn kém hơn các bề mặt laminate, Acrylic

Ứng dụng: vào nội thất gia đình, văn phòng, không gian công cộng như bàn ghế, giá kệ …

Lớp phủ Laminate trên bề mặt gỗ công nghiệp

Laminate cũng là lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp tương tự như lớp phủ melamine nhưng nó cao cấp hơn và dày hơn. Độ dày lớp phủ từ 0.5 – 1mm. Độ dày được sử dụng phổ biến nhất là 0.7 – 0.8mm. Đây là một vật liệu tổng hợp hoàn thiện được tạo ra ra bằng cách ép các lớp mỏng giấy phẳng và nhựa dẻo lại với nhau. Lớp laminate sử dụng để dán lên bề mặt ván gỗ ép, ván dăm MDF, HDF, tấm ốp tường, đồ nội thất bằng gỗ.

Ưu điểm:

  • Đa dạng màu sắc, mẫu mã
  • Mang đến giá trị thẩm mỹ cao
  • Khả năng chống xước, chống mài mòn tốt
  • Một số dòng có khả năng uốn cong để tạo hình cho vật liệu
  • Chống thấm nước, chống cháy, chịu lực tốt hơn chất liệu melamine
  • Dễ dàng vệ sinh
  • Phù hợp với mội không gian từ bình dân đến cao cấp

Nhược điểm:

  • Giá cao hơn chất liệu melamine do quy trình sản xuất đòi hỏi kỹ thuật cao, máy móc hiện đại.

Ứng dụng: cho các sản phẩm gỗ nội thất từ nơi công cộng, nhà ở, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, trường học …

Lớp phủ bề mặt veneer

Lớp phủ veneer là lớp gỗ tự nhiên nguyên tấm có độ dày từ 0.3 – 0.6mm. Các loại gỗ được sử dụng đó là các loại gỗ tốt hoặc gỗ có màu sắc đẹp, vân gỗ đẹp như gỗ giáng hương, gỗ gõ đỏ, gỗ căm xe, gỗ chiu liu, gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ tần bì, gỗ xoan đào … trên bề mặt của tấm gỗ veneer được mài nhẵn và sơn phủ một lớp sơn UV hoặc PU có khả năng chống nước, chống ẩm, chống bạc màu.

Ưu điểm:

  • Vân gỗ tự nhiên, đẹp mắt
  • Mang đến giá trị thẩm mỹ, sang trọng như gỗ thật
  • Có khả năng đàn hồi, ít cong vênh

Nhược điểm:

  • Không chịu được nước
  • Không vệ sinh được với hóa chất tẩy rửa mạnh
  • Màu sắc không đa dạng, dễ phai màu
  • Khả năng chịu lực ở mức độ vừa phải

Ứng dụng: làm đồ nội thất như giường tủ, bàn ghế, giá kệ sử dụng trong nhà ở, văn phòng … làm vách ngăn.

Lớp phủ bề mặt Acrylic

Acrylic hay còn gọi là Mica là một sản phẩm nhân tạo được tổng hợp từ dầu mỏ. Đây là lớp phủ gỗ công nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay. Tấm acrylic có nhiều màu sắc được dán trên tấm ván gỗ dăm MDF, HDF và hàn kín các góc mới nhau tạo lên một lớp hoàn thiện liền mạch. Kết quả thu được là lớp bề mặt có độ bóng cao, dễ lau chùi, phù hợp với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung.

Ưu điểm:

  • Bề mặt có độ sáng bóng cao, có chiều sâu
  • Khả năng chống trầy xước tốt
  • Không thấm nước, không bám bụi nên dễ dàng vệ sinh, lau chùi
  • Kông cong vênh, không mối mọt
  • Đa dạng màu sắc, thường có màu sắc đơn sắc, phù hợp với mọi sở thích của người tiêu dùng
  • Độ bền cao, phù hợp với những không gian có độ ẩm lớn

Nhược điểm:

  • Giá thành cao
  • Không phù hợp với các công trình có thiết kế cổ điển, thiết kế tân cổ điể

Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về đặc điểm, tính ứng dụng của các lớp phủ ván gỗ công nghiệp nội thất.
Nếu như cần được tư vấn về các loại sàn gỗ công nghiệp, hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất!

san-go-cong-nghiep-thai-lan-2

Đánh giá chất lượng giữa sàn gỗ Malaysia và Thái lan

Cấu tạo sàn gỗ Malaysia và Thái Lan

Về cơ bản, ván lót sàn Malaysia và Thái Lan đều có 4 lớp cấu tạo.

  • Lớp Overlay bảo vệ bề mặt: là lớp trên cùng của tấm ván có màu trong suốt. Chức năng chính của lớp này chính là chống trầy xước, trơn trượt, chống nước bề mặt. Độ dày mỏng của lớp này phụ thuộc vào công nghệ sản xuất của từng hãng. Lớp Overlay càng dày thì độ chịu lực, mài mòn càng tốt.
  • Lớp giấy mô phỏng vân gỗ: chức năng tạo tính thẩm mỹ cho vật liệu. Lớp giấy này được in ấn các bề mặt vân gỗ với nhiều chủng loại đa dạng cho khách hàng có thêm nhiều lựa chọn cho thiết kế nội thất.
  • Lớp cốt gỗ: cấu thành từ bột gỗ nghiền vụn, nép ép dưới áp lực cao cho ra các tấm ván ép dày. Đây được coi là nền tảng của một tấm sàn ốp, chịu lực, định hình cho vật liệu. Tỷ trọng của lớp lõi này sẽ phản ánh chất lượng và độ bền của tấm ván sàn.
  • Lớp đế cân bằng: làm từ nguyên liệu tổng hợp có khả năng chịu ẩm tốt giúp ngăn ngừa nấm mốc, hơi nước tiếp xúc với cốt gỗ và gây nồm ẩm cho bề mặt sàn.

Đánh giá sàn gỗ Malaysia và Thái Lan

Để có thể lựa chọn giữa 2 loại sàn gỗ này thì mời các bạn cùng tìm hiểu bảng so sánh các đặc điểm, tính năng dưới đây.

Tiêu chíSàn gỗ MalaysiaSàn go
Chống trầy xướcTốtTốt
Chống nướcTốtKhá tốt
Bề mặtSần, AC4, AC5Sần, AC4, AC5
Màu sắcThuần Á ĐôngTương tự
Hệ số an toànE1, tốt an toàn cho sức khỏe người dùngE1, tốt an toàn cho sức khỏe người dùng
Tuổi thọ trung bình10 – 25 năm7 – 15 năm
Giá thị trườngLoại dày 8mm từ 265 – 295K/m2 Loại dày 12 mm từ 375 – 530K/m2Loại dày 8mm từ 220 – 240K/m2 Loại dày 12 mm từ 295 – 365K/m2

=> Kết luận

Nếu bạn là người dư dả về tài chính thì sàn gỗ công nghiệp Malaysia chính là một giải pháp tối ưu nhất về chất lượng. Nếu bạn cần tiết kiệm, nhưng vẫn muốn đảm bảo chất lượng gỗ ổn định thì nên lựa chọn gỗ ván sàn Thái Lan.

Nếu bạn còn có bất cứ băn khoăn nào cần tư vấn về loại sàn gỗ cụ thể nào đó. Bạn hãy gọi điện cho chúng tôi để được tư vấn – hỗ trợ nhiệt tình nhất!

VOCS

VOC là gì? Tác hại của việc sử dụng sàn gỗ giá rẻ có chứa hàm lượng VOC

 VOCs là hợp chất thường có trong những loại sàn gỗ giá rẻ. Hàm lượng này nếu không được kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng trong quá trình sử dụng. Bạn đã hiểu rõ về hàm lượng này? Ván sàn giá rẻ có liên quan mật thiết như thế nào đến VOCs? Hãy cùng Sàn gỗ Dixons tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Hợp chất VOC là gì?

VOCs (Volatitle Organic Compounds) đây là hợp chất khí bay hơi, dạng hữu cơ. Cấu trúc ban đầu của chúng có thể rắn, khi chịu tác động của điều kiện thời tiết, áp suất không khí bình thường VOC dễ dàng bay hơi và gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe người dùng khi tiếp xúc. Đa phần hợp chất này được tạo thành từ các sản phẩm nhân tạo không đảm bảo chất lượng. Chúng xuất hiện rất nhiều trong các sản phẩm thiết yếu như giày dép, quần áo, keo kết dính, sơn nước, mực, vải da, dung dịch vệ sinh khô, các hóa chất tẩy rửa,… Đặc biệt là ở các loại sàn gỗ công nghiệp giá rẻ kém chất lượng.

Những loại VOCS thường gặp hiện nay

VOCs là hợp chất được hình thành từ hoạt động sản xuất của con người trong quá trình tạo ra sản phẩm. Hàm lượng khí thải này có khá nhiều loại. Trong đó, phổ biến hơn hết đó là Limonete, Xylene, Acetone, Benzen, Acetaldehyde, Skatolec, …

Nổi bật nhất đó là Formaldehyde, đây là hàm lượng khí thải hầu như những người am hiểu và hoạt động trong lĩnh vực gỗ đều biết. Vậy mỗi hợp chất này chúng có những tác động tiêu cực nào đến sức khỏe con người và khác nhau như thế nào?

Limonete

Hợp chất này thường thấy nhiều ở ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Limonete ở dạng không màu, trong suốt. Thường có những sản phẩm thông dụng như xà phòng, nước hoa, các sản phẩm có mùi hương, thường cho người dùng cảm giác dễ chịu khi hít phải. Nếu hàm lượng này ở mức kiểm soát sẽ có tác dụng chống viêm và thẩm thấu tốt.

Xylene

Đây là hợp chất phổ biến thường xuất hiện trong ngành sản xuất mực in, các loại sơn chống thấm, … Đặc biệt, ở những dòng sàn gỗ giả rẻ, không đảm bảo chất lượng cũng chứa hàm lượng này. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia ngành hóa chất, loại khí này khá độc hại, nguy hiểm và rất dễ bén lửa. Nếu thải ra môi trường ảnh hưởng xấu đếu không khí và gây ô nhiễm. Nếu người dùng tiếp xúc thường xuyên sẽ tác động nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương, gan và thận.

Acetone

Đây là hợp chất hầu như ai cũng đã từng nghe qua. Chúng thường thấy ở những nhóm sản phẩm ngành sản xuất hóa chất, hóa dầu, ngành dệt may, sơn và dược phẩm. Acetone có mùi rất đặc trưng, không màu, dễ bay hơi trong không khí. Hợp chất này cũng gây hại cho sức khỏe người dùng, nếu hít ở một lượng nhất định sẽ dẫn đến hiện tượng đau đầu, tổn thương hệ thần kinh, gây hôn mê sâu, chèn ép tim mạch khó thở làm tăng nhịp tim, giảm huyết áp, …

Benzen

Điểm đặc trưng của hợp chất này là có mùi khá dễ chịu, thường được tận dụng để làm chất tạo mùi. Tuy nhiên lại rất độc hại, nếu người dùng hít ở một lượng khí đủ nhiều có thể gây vô sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như gây bệnh ung thư máu, bệnh bạch cầu, làm bỏng rát da khi tiếp xúc trực tiếp theo nguồn Wikipedia.

Acetaldehyde

Hợp chất này thường thấy trong những loại thực phẩm thông thường. Tuy nhiên lại rất độc hại, Acetaldehyde được liệt kê là có khả năng gây ung thư cho con người ở nhóm 1. Do đó, loại chất này có thể được dùng như là chất để bảo quản thực phẩm hằng ngày như đồ đóng hộp, rau không bị hư hỏng theo nguồn Wikipedia.

Skatolec

Loại hợp chất này sinh ra từ phân động vật có vú và chim. Trong công nghiệp thì thường được sử dụng như một hợp chất tạo mùi thơm, chất ổn định trong ngành sản xuất nước hoa. Tuy nhiên, nếu hàm lượng của hợp chất này vượt ngưỡng sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và hệ hô hấp cũng như thần kinh.

Formaldehyde

Đây là hợp chất đa phần xuất hiện trong ngành sản xuất gỗ công nghiệp, ván ép, mùn cưa. Phần lớn loại khí thải này có trong keo kết dính, nếu nhà sản xuất tận dụng ở hàm lượng quá mức sẽ gây hại cho sức khỏe người dùng. Và đối với những loại ván sàn kém chất lượng, giá rẻ đều tồn tại hợp chất này.

VOC liên quan như thế nào đến sàn gỗ giá rẻ?

Người dùng có thể tìm thấy hợp chất VOCs trong những loại sàn gỗ giá rẻ. Và cụ thể hơn là một trong những hợp chất trong nhóm VOC là Formaldehyde. Đây là loại khí thải tồn tại khá nhiều trong keo kết dính ván sàn công nghiệp. Tuy nhiên, khách hàng chỉ nghe qua tên Formaldehyde chứ ít ai biết đến hợp chất này thuộc nhóm độc hại VOC.

Có rất nhiều hãng sàn muốn tạo sự nhầm lẫn cho khách hàng nên không ghi rõ hàm lượng Formaldehyde có trong gỗ mà lại thể hiện thông tin là hợp chất VOCs. Người dùng nào không nghe qua loại khí này sẽ nghĩ dòng sàn đó đảm bảo chất lượng, an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng đây chỉ là chiêu trò của những nhà bán không minh bạch nhằm đánh lạc hướng khách hàng.

Do đó, người tiêu dùng nên sáng suốt và chủ động cập nhật các chỉ số có trong gỗ để có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn của mình. Nếu thấy nhãn hàng ván sàn gỗ ghi thông tin là VOC hay Formaldehyde thì người dùng nên mặc định chúng có liên quan đến nhau. Cách xác định hàm lượng VOC ở mức cho phép có trong gỗ sẽ tương đồng với E1, E0 của Formaldehyde.

Tác hại của việc sử dụng sàn gỗ giá rẻ có chứa hàm lượng VOC?

Nếu sử dụng dòng sàn có chứa hàm lượng VOC trong gỗ cao sẽ rất nguy hiểm. Chúng có ảnh hưởng tương tự như hợp chất Formaldehyde. Khí thải VOC quá cao sẽ tác động trực tiếp đến hệ hô hấp, hệ thần kinh và rất nhiều vấn đề khác như: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thị giác, kích ứng mắt, mũi và cổ họng, … Một số ảnh hưởng lâu dài là mất khả năng điều tiết, tổn thương gan và thận, mệt mỏi liên tục, thậm chí còn có nguy cơ gây ung thư.

Do đó, đòi hỏi các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà phân phối phải giới hạn hợp chất VOC trong các sản phẩm của họ và có trách nhiệm công bố rõ ràng về chỉ số này khi tung ra thị trường.

Cách lựa chọn sàn gỗ không chứa voc chính xác nhất

Khách hàng chỉ cần dựa vào bảng công bố hàm lượng VOC có trên mỗi dòng sản phẩm. Thông thường, các thương hiệu sàn ván gỗ nhập khẩu từ châu Âu hoặc các nước cường thịnh châu Á sẽ minh bạch trong các thông tin về chỉ số kỹ thuật liên quan đến sức khỏe người dùng. Hầu như các thương hiệu nổi tiếng, được thị trường đánh giá cao như Hillman, Lamton AquaGuard, Artfloor, Floorpan, … đều đảm bảo tiêu chí này. Chỉ số VOC ở mức an toàn, cho phép sử dụng là ở mức E0, E1 hoặc 15mg/100g (+/-5). Khách hàng nên cập nhật thông tin này trước khi chọn mua bất cứ dòng sàn nào.

Cách để tránh tiếp xúc với VOC trong sinh hoạt hằng ngày

Có rất nhiều cách để hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với hợp chất VOC, biết cách khắc phục và lựa chọn các sản phẩm chất lượng rất quan trọng, giúp đảm bảo sức khỏe bản thân và cho những người thân yêu của mình:

  • Nên lựa chọn những loại sơn chất lượng cao sẽ ít hoặc không chứa VOC. Hoặc người dùng có thể thay thế sử dụng sơn tường bằng các vật liệu khác như ốp đá, ốp gạch, ốp gỗ nhựa, …
  • Lựa chọn các loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp có kiểm định chất lượng.
  • Thường xuyên mở cửa sổ để điều hòa không khí trong nhà và bên ngoài.
  • Nên trồng cây xanh trong nhà để lọc không khí. Tuy nhiên chỉ nên chọn những loại cây phù hợp cho khu vực kín như cây thường xuân, cây lưỡi cọp, cây thiết mộc lan, …
  • Nên ăn uống điều độ, bổ sung các chất dinh dưỡng có chứa protein, các nhóm vitamin như B (B1, B2, B6), vitamin E, C, khoáng chất Magnenesium, Selenium để đào thải độc tố VOC ra khỏi cơ thể.
  • Sử dụng máy lọc không khí để lọc sạch VOC trong nhà.

Trên đây là những thông tin và giải đáp chính xác về tác hại của việc sử dụng sàn gỗ giá rẻ có chứa hàm lượng VOC cũng như một số lưu ý liên quan.

Để thường xuyên cập nhật các thông tin hữu ích về ngành ván sàn, khách hàng có thể truy cập website https://dixonsfloor.com/ hoặc liên hệ trực tiếp đến số 0936 333 21, nhân viên của chúng tôi sẽ nhiệt tình tư vấn 24/7 đến quý khách hàng. Xin cảm ơn!

lua-chon-van-san-chat-luong-tranh-ngam-nuoc

Cách xử lý sàn gỗ bị ngấm nước đơn giản và hiệu quả

Đặc điểm của gỗ là vật liệu có đặc tính dễ trương nở khi gặp nước. Vì vậy, tình trạng sàn gỗ bị ngấm nước luôn là nỗi lo lắng của nhiều người khi sử dụng ván sàn để ốp lát. Vậy làm thế nào để có thể xử lý sàn gỗ ngấm nước đúng cách và thông minh giúp hạn chế tối đa sự hư hỏng? Cùng tham khảo ngay ở dưới bài viết này nhé!

Dấu hiệu nhận biết sàn gỗ bị thấm nước

Hiện tượng ván gỗ bị thấm nước xảy ra khá phổ biến ở nhiều ngôi nhà. Cũng không quá khó để nhận biết tình trạng này. Phát hiện ngay từ những dấu hiệu nhỏ nhất có thể giúp bạn có phương án sửa sàn gỗ bị ngấm nước kịp thời, đảm bảo không làm hư hỏng sàn nhà trên diện rộng.

Sàn nhà nổi những đốm rộp li ti trên bề mặt

Khi sàn gỗ xuất hiện những đốm phồng trên bề mặt là lúc bạn nên nhanh chóng gọi đội sửa chữa đến để khắc phục. Giai đoạn này tình trạng ngấm nước chưa nghiêm trọng nên có thể sẽ dễ dàng phục hồi lại nguyên trạng cho ván sàn.

Xuất hiện tình trạng cong, vênh ở cạnh mép sàn

Khi gỗ ngấm một lượng nước đủ nhiều sẽ bắt đầu giãn nở khiến những thanh gỗ tăng kích thước. Việc tăng kích thước cốt gỗ dẫn đến không đủ không gian bù nở, các mép ván va chạm vào nhau làm tấn sàn bị vênh lên hoặc cong lõm xuống.

Hèm khóa bị mềm gãy

Khi lượng nước ngấm vào sàn gỗ đã bão hòa, các vụn gỗ lúc này bắt đầu bị mềm ra làm các cạnh khóa hèm bị vỡ gãy. Nếu sàn nhà của bạn đã ở trong tình trạng này thì nên sớm nghĩ đến phương án thay mới sàn nhà.

Cách xử lý khi sàn gỗ bị ngấm nước

Tùy theo tình trạng sàn gỗ công nghiệp bị ngấm nước sẽ có những cách xử lý khác nhau. Đa số những trường hợp phát hiện sớm khi còn bị thấm nhẹ sẽ dễ xử lý và phục hồi lại tình trạng ban đầu. Hãy tham khảo những cách khắc phục sàn gỗ ngấm nước đơn giản dưới đây để áp dụng cho ngôi nhà của mình.

Khi vô tình làm đổ nước ra sàn bạn nên nhanh chóng lấy khăn khô để thấm nước đổ ra trên bề mặt sàn. Lưu ý thấm thật khô để nước không đọng lại ở các mép khóa hèm.

Với các trường hợp sàn gỗ bị rộp nhẹ do thấm nước thì bạn có thể sử dụng vật nặng có bề mặt nhẵn cán qua các vết phồng đến khi chúng xẹp xuống. Sau đó bật quạt hoặc mở cửa thông thoáng để hơi ẩm trong cốt gỗ có điều kiện bốc hơi.

Đối với các tấm sàn xuất hiện hiện tượng cong hoặc vênh nhẹ, hãy tiến hành tháo phào/ nẹp sau đó dỡ các tấm bị cong vênh. Sau đó đem chúng đi phơi ở chỗ có gió, trong bóng râm, không phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Gỗ có biên độ co giãn nên khi bốc hơi hết hơi ẩm sẽ phần nào co lại kích thước. Bằng cách này bạn sẽ vẫn tận dụng được những tấm sàn gỗ bị ngập nước nhẹ mà không phải thay mới.

Còn trong trường hợp bị ngập nước nặng, tấm sàn bị mủn gãy hèm thì cách duy nhất là thay thế sàn mới.

Bảo quản sàn gỗ khỏi những hư hỏng bởi nước

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể xử lý sàn gỗ bị ngấm nước một cách hiệu quả để tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, thay vì phải tìm cách khắc phục hư hỏng tại sao chúng ta không chọn cách bảo quản sàn nhà thật tốt để tránh những hư hỏng này?

Bạn có thể bảo quản sàn gỗ như sau:

•        Khi vệ sinh sàn gỗ, nên vắt khô cây lau sàn tránh để nước dư đọng lại trên hèm khóa.

•        Sau khi lau sàn nhà nên mở cửa sổ, bật quạt cho thông thoáng để nước bốc hơi nhanh.

•        Sử dụng thảm thấm hút nước tốt ở trước cửa ra vào các khu vực như nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp tránh để nước từ đây bắn ra sàn nhà.

•        Che chắn, đóng kín cửa ở những khu vực ban công hay cửa sổ tránh để nước mưa hắt vào nhà là ướt sàn gỗ.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc đã có thêm thông tin hữu ích để biết cách khắc phục sàn gỗ bị ngấm nước sao cho hiệu quả, cũng như bảo quản sàn nhà khỏi những hư hỏng bởi nước. Chúc bạn thành công!

mat-bac-cau-thang-go-cong-nghiep-lien-mui-bac1

Ốp gỗ cầu thang công nghiệp có những ưu nhược điểm gì?

Hiện nay, cầu thang gỗ công nghiệp được xem là xu hướng mới của nhiều ngôi nhà Việt. Thay vì chọn gạch men hay gạch đá để ốp thì sàn gỗ lại là vật liệu được ưu ái hơn cả. Vậy việc ốp gỗ cầu thang có ưu, nhược điểm gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Ốp gỗ cầu thang công nghiệp là gì?

Ốp cầu thang bằng gỗ công nghiệp là dùng vật liệu sàn gỗ là những tấm ván có độ dày ổn định, bề mặt vân gỗ tinh tế, độc đáo ốp lên các mặt bậc của cầu thang. Cầu thang ốp gỗ mang lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại cầu thang khác bởi giá trị thẩm mỹ của nó rất cao, mang lại vẻ đẹp tinh tế và sang trọng cho không gian nhà ở, khả năng chống trầy xước vượt trội, không trơn trượt, thi công nhanh gọn và tiện lợi cùng nhiều tính năng linh hoạt.

Có nên ốp cầu thang bằng gỗ công nghiệp?

Lựa chọn vật liệu nào để ốp mặt bậc cầu thang còn phụ thuộc vào sở thích, thị hiếu và nhu cầu của gia chủ. Có người thì thích dùng gạch men, có người thích vật liệu gạch, đá nhưng đa số người dùng hiện đại đều chọn sàn gỗ. Bởi đối với những chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế & thi công nội thất đánh giá thì đa phần những người thích vẻ đẹp cổ điển, sang trọng và đẳng cấp đều sẽ lựa chọn sàn ván gỗ. Từ giá thành đến mẫu mã, kiểu dáng rất nhiều giúp người dùng dễ dàng lựa chọn. Việc thi công, tháo lắp cũng thoải mái, nhanh gọn và vô cùng hiện đại.

Vì sao nên lựa chọn cốt gỗ HDF làm cầu thang?

Gỗ công nghiệp HDF được tạo thành từ 80-85% chất liệu gỗ tự nhiên kết hợp với một số chất phụ gia và keo kết dính tạo nên sự liên kết chặt chẽ, đảm bảo độ bền theo thời gian. So với các dòng ván MDF, MFC thì HDF sở hữu chất lượng tốt hơn, vượt trội hơn. Loại gỗ này được nén ép với tỷ trọng cao, đảm bảo đủ trọng lượng bột gỗ có trong cốt gỗ từ 850 – 950kg/m3 tùy từng loại. Do đó, loại gỗ này rất phù hợp dùng để làm mặt bậc cầu thang gỗ. Nếu thi công đúng kỹ thuật, chọn thương hiệu sàn nhập khẩu chính hãng thì tuổi thọ của cầu thang bằng gỗ công nghiệp này có thể kéo dài trên 15 năm hoặc hơn.

Những kiểu cầu thang được lựa chọn phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay, ốp gỗ mặt bậc cầu thang cũng ở mức giới hạn, không quá nhiều kiểu. Tuy nhiên, trong các kiểu phổ biến thì cầu thang mũi nẹp bậc và cầu thang liền mũi là hai kiểu được đông đảo các gia đình lựa chọn.

Cầu thang mũi nẹp bậc

Đây là loại cầu thang đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp và tốn nhiều thời gian. Bởi thi công loại cầu thang này cần tới nẹp mũi bậc hay còn gọi là là nẹp chống trượt cầu thang, nẹp nhôm chống trơn, nẹp tam cấp và phụ kiện kèm theo như phào nẹp chân tường. Có tác dụng trang trí, bảo vệ mũi bậc, chống trơn trượt bậc cầu thang. Đảm bảo an toàn, tránh sứt mẻ mũi bậc, tạo điểm nhấn hoàn hảo.

Cầu thang liền mũi

Cách ốp gỗ cầu thang này đơn giản, nhanh gọn hơn so với loại cầu thang nẹp mũi bậc, chỉ cần lắp đặt những tấm ván gỗ có sẵn khớp với nhau là được. Tuy nhiên, chi phí cao hơn. Được đánh giá là phù hợp với phong cách nhà ở hiện đại nên dòng sản phẩm này được khá nhiều gia đình lựa chọn. So với cầu thang mũi nẹp bậc thì phương án thi công này đơn giản và nhanh hơn.

Ốp gỗ cầu thang công nghiệp có những ưu nhược điểm gì?

Tuy sàn gỗ công nghiệp được xem là dòng vật liệu hiện đại, được ứng dụng trong hạng mục ốp cầu thang nhiều nhưng chúng cũng có những ưu nhược điểm cụ thể. Trước khi quyết định chọn vật liệu nào cho công trình cầu thang nhà mình, cùng điểm qua một số ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm

  • Chi phí hợp lý: So với các dòng vật liệu ốp lát khác thì sàn gỗ có giá thành đa dạng, phù hợp với mọi phân khúc khách hàng.
  • Mẫu mã đa dạng: Ván sàn có rất nhiều mã màu và kiểu vân thiết kế bề mặt, gia chủ có thể thoải mái lựa chọn loại nào phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình.
  • Tính năng vượt trội: chống trơn trượt, chống cong vênh, mối mọt, dễ dàng vệ sinh và mang lại sự sang trọng, đẳng cấp.
  • Thi công đơn giản: Chủ yếu sử dụng các tấm gỗ, vít, đinh, keo chuyên dụng nên sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều so với cầu thang được làm từ bê tông hay từ vật liệu khác.

Nhược điểm

Ván sàn chỉ có một nhược điểm duy nhất đó là dễ bị ảnh hưởng bởi nước. Vì được làm từ chất liệu là gỗ tự nhiên nên rất dễ bị thấm nước gây nên tình trạng cong vênh, phồng rộp gây hư hỏng. Tuy nhiên, nếu bạn chọn mua dòng sàn chuẩn chất lượng, hàng nhập khẩu thì vấn đề này sẽ không xảy ra.

Gỗ ốp cầu thang giá bao nhiêu?

Trên thị trường phân phối ván ốp cầu thang gỗ công nghiệp có không ít các dòng đến từ nhiều thương hiệu khác nhau từ gỗ ốp cầu thang giá rẻ đến cao cấp. Từ các dòng sàn Việt Nam đến các hãng nhập khẩu từ nước ngoài như Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Đức, Malaysia hay cả các nước Châu Âu. Mỗi một dòng sản phẩm đều có đặc điểm và tính năng riêng và mức giá khác nhau. Mức giá và chất lượng sản phẩm luôn tỷ lệ thuận với nhau nên bạn cần lưu ý vấn đề này.

Nếu bạn chọn các dòng gỗ công nghiệp giá rẻ, chắc chắn chi phí sẽ thấp hơn nhiều. Thông thường, báo giá mặt bậc cầu thang gỗ sẽ dao động khoảng 200.000 đ – 500.000đ/m2. Còn nếu là dòng sàn cao cấp, giá trung bình khoảng từ 600.000đ/m2 trở lên. Song do cầu thang là nơi di chuyển đi lại thường xuyên nên cần đảm bảo độ an toàn cao. Bạn nên ưu tiên chọn các dòng sàn nhập khẩu để đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho hạng mục cầu thang nhà mình.

Các mẫu gỗ cầu thang đẹp đang được ưa chuộng hiện nay

Các kiểu gỗ ốp cầu thang đẹp hình xoắn ốc, dạng cầu thang treo hay kiểu đơn giản hoặc thiết kế theo phong cách từ cổ điển đến hiện đại đều mang trong mình một vẻ đẹp riêng cách đặc biệt. Và mỗi kiểu cầu thang sẽ phù hợp với từng phong cách nhà ở, từng sở thích riêng của mỗi người.

Trên đây là những thông tin bổ ích về chủ đề ốp cầu thang bằng gỗ công nghiệp. Chúng tôi hy vọng bạn có thể chọn được loại sàn gỗ phù hợp với phong cách cầu thang mà mình muốn hướng đến. Để được tư vấn cách chi tiết và rõ hơn, người dùng có thể để inbox hoặc liên hệ qua số hotline 0936 333 212 để được tư vấn nhiệt tình.

do-day-san-go1

7 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sàn gỗ bạn nên biết

Sàn gỗ tốt không chỉ cần đẹp mà còn phải đảm bảo chất lượng ổn định để tránh hư hỏng trong quá trình sử dụng cũng như tốn kém chi phí. Để đánh giá khách quan chất lượng tổng thể của vật liệu gỗ công nghiệp lát sàn, cần dựa vào những tiêu chí cụ thể. Dưới đây là 7 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sàn gỗ bạn nên biết khi đi mua sàn ván gỗ cho công trình của mình.

Tại sao nên tìm hiểu tiêu chuẩn sàn gỗ?

Các tiêu chuẩn được hiển thị cụ thể trên mỗi dòng sàn là căn cứ quan trọng để đánh giá vật liệu ván gỗ lát sàn có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không. Một sản phẩm đáp ứng càng nhiều tiêu chuẩn chứng tỏ chất lượng ván sàn càng cao. Tuy nhiên, ván sàn công nghiệp là vật liệu cần đáp ứng khá nhiều tiêu chí.

Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sàn gỗ

Về cơ bản, một tấm ván sàn chất lượng cao cần đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật lẫn tiêu chuẩn liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Có thể đề cập đến các tiêu chuẩn phổ biến sau:

Tiêu chuẩn mài mòn AC (Abrasion Criteria)

AC – Abrasion Criteria là thông số đo lường và thể hiện khả năng chống mài mòn ở bề mặt sàn gỗ công nghiệp.

Ở ván gỗ lát sàn, lớp bảo vệ trên cùng được thiết kế dạng trong suốt từ sợi thủy tinh và oxit nhôm có chức năng chống ma sát, chống xước cho vật liệu. Độ bền của lớp bảo vệ này được đo lường bằng cách sử dụng con quay để kiểm tra khả năng chịu ma sát, chống xước và được quy định bằng các bậc AC từ 1 – 6. Trong đó, tiêu chuẩn AC1 thể hiện bề mặt sàn chịu được >500 vòng quay, AC2 >1000 vòng, AC3 >2000 vòng, AC4 >4000 vòng, AC5 >6000 vòng, AC6 >8500 vòng.

Thông thường sử dụng cho ốp lát nội thất các dòng ván sàn đạt tiêu chuẩn AC3 trở lên hoàn toàn có thể đảm bảo công trình không bị trầy xước trong điều kiện sử dụng bình thường.

Những công trình công cộng, đa động thì cần ưu tiên sử dụng loại sàn AC5 để đảm bảo chịu được các tác động ma sát từ kim loại, giày dép nhọn. Ván gỗ AC6 là vật liệu cao cấp, hiếm gặp bởi chỉ được sử dụng cho mục đích ốp lát cao cấp như phòng hội nghị thượng đỉnh hoặc sân bay quốc tế.

Tiêu chuẩn chống cháy B (Burn Resistant)

Tiêu chuẩn an toàn chống cháy là một trong những tiêu chí hết sức quan trọng bạn nên lưu ý khi đi mua sàn gỗ. Gỗ là vật liệu rất dễ bắt lửa, một khi xảy ra rủi ro sẽ là mối đe dọa tới tính mạng của người dùng. Đặc biệt, thông số chống cháy B rất được quan tâm và là một trong những tiêu chí bắt buộc khi lựa chọn vật liệu xây dựng cho các công trình công cộng, thương mại phục vục cho số lượng lớn người dùng.

Trong đó, các loại sàn ván gỗ đáp ứng tiêu chuẩn B1 là những sản phẩm có khả năng chống cháy lan tối thiểu, khó bén lửa và không bùng cháy hoặc tạo nguồn lửa khi tiếp xúc với nguồn cháy. Từ thang đo B2 trở lên là các vật liệu dễ bắt cháy, kém an toàn.

Tỷ trọng sàn gỗ HDF (High Density Fiberboard)

Đây là một thông số thể hiện độ đặc của ván gỗ công nghiệp lát sàn. Gỗ công nghiệp được sản xuất từ vụn gỗ nghiền nhỏ thành bột và được nén dưới tỷ trọng nhất định để định hình và tạo độ đặc cho vật liệu. Các loại sàn có độ đặc, trọng lượng bột gỗ nén ép càng cao thì độ cứng và độ bền càng tăng.

Ở những dòng sàn gỗ cao cấp, thông thường tỷ trọng thường đạt trên 850kg/m3. Với tỷ trọng này có thể đảm bảo vật liệu không bị biến dạng cấu trúc khi chịu va đập cũng như giảm thiểu tình trạng giãn nở tự nhiên của gỗ.

Tiêu chuẩn khí thải E (Formaldehyde)

Bên cạnh các thông số về kỹ thuật thì những tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng cũng nên được cân nhắc kỹ. Trong gỗ công nghiệp có sử dụng thành phần keo dính để liên kết bột gỗ, trong keo dính có chứa khí Formaldehyde. Đây là một loại khí độc hại cho sức khỏe nếu tiếp xúc với liều lượng lớn. Để kiểm soát nồng độ khí thải Formaldehyde trong gỗ công nghiệp tiêu chuẩn E ra đời.

Trong đó, những loại ván gỗ đạt chuẩn E1 với nồng độ 0.03ppm hoặc E0 với nồng độ gần như bằng 0 sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Tiêu chuẩn chống nước AQUA

Khi lựa chọn sàn gỗ một trong những tiêu chí mà người mua quan tâm nhất đó là khả năng chống nước của vật liệu. Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá khả năng chịu nước ở ván sàn từ gỗ là tiêu chuẩn AQUA. Đây là chứng nhận có giá trị xác định vật liệu có khả năng sử dụng trong điều kiện độ ẩm cao hoặc ngập nước.

Thông thường thước đo AQUA có thể được tính bằng đơn vị đo lường thời gian – giờ đồng hồ (ví dụ 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, …).

Tiêu chuẩn công nghệ bề mặt (Surface technology)

Bề mặt sàn gỗ không chỉ được thiết kế nhằm đảm bảo yếu tố kỹ thuật về khả năng chống mài mòn mà còn tập trung vào việc tăng tính thẩm mỹ. Để đánh giá vật liệu ván sàn có tính thẩm mỹ cao cấp bạn có thể xem xét sản phẩm có được ứng dụng công nghệ bề mặt nhám sần.

Những công nghệ tiên tiến như EIR, Luxury Matt hiện đang là tiêu chuẩn thiết kế bề mặt cao cấp nhất hiện nay. Với kiểu thiết kế này lớp sần nổi trên bề mặt ván sàn sẽ được tạo hình và sắp xếp sao cho trùng khớp với lớp vân gỗ tạo hiệu ứng mô phỏng chân thực nhất như gỗ tự nhiên. Với hiệu ứng này sẽ giúp sàn nhà của bạn đạt được độ tinh tế qua từng lần chạm.

Tiêu chuẩn công nghệ hèm khóa (ock technology)

Ngoài ra thì bạn cũng nên quan tâm đến công nghệ thiết kế hèm khóa. Đây là bộ phận khá nhỏ trong thiết kế tổng thể tấm ván nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, đây là lại là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ván sàn. Hệ thống hèm khóa có chức năng kết nối các tấm sàn lại với nhau.

Bạn nên chọn những kiểu thiết kế hèm chắc chắn, khả năng kết nối cao để tránh tình trạng gãy hèm, trôi hèm trong quá trình sử dụng. Bạn có thể lựa chọn các kiểu hèm phổ biến như Uniclic, V – Groove, S – Groove,…

Bên cạnh đó cũng nên đánh giá khả năng chống nước ở hèm khóa để đảm bảo sàn gỗ được bảo vệ toàn diện nhất. Các loại sàn cao cấp thường được phủ lớp sáp nến chống nước cho các cạnh hèm nhằm hạn chế nước thấm vào khe hèm trong quá trình vệ sinh sàn nhà.

Địa chỉ phân phối sàn gỗ chất lượng cao tại Lào Cai

Trên thị trường hiện nay không khó để tìm được nhà cung cấp sàn ván gỗ. Tuy nhiên tìm được địa chỉ đáng tin cậy thì lại không phải chuyện đơn giản.

Hãy ghé thăm trực tiếp showroom của chúng tôi để tham khảo, đánh giá sản phẩm hoặc vui lòng liên hệ theo hotline 0936 333 212 để được hỗ trợ tốt nhất!

nhung-mau-san-go-cong-nghiep-gia-re-chat-luong-tren-thi-truong-3

Top 5 thương hiệu sàn gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay

Trên thị trường có rất nhiều các loại sàn gỗ công nghiệp. Làm thế nào để chọn đúng dòng sàn chuẩn chất lượng, giá thành hợp lý để đưa vào sử dụng cho công trình của mình? Với thị trường ván sàn biến động như hiện nay, đây sẽ là vấn đề cần phải quan tâm. Cùng Sàn gỗ Dixons tìm hiểu những thương hiệu sàn gỗ công nghiệp được đánh giá là chuẩn chất lượng.

Ưu điểm ván sàn công nghiệp

Sàn gỗ có tính thẩm mỹ sang trọng và đa dạng lựa chọn: Ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, ván gỗ công nghiệp được thiết kế với nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau. Các họa tiết vân gỗ được mô phỏng chân thực, chi tiết với hiệu ứng 3D giúp đem lại cảm nhận tinh tế cho người sử dụng.

Cấu trúc ổn định, tính giãn nở thấp: Gỗ công nghiệp được xử lý tỉ mỉ và kỹ lưỡng trong quá trình sản xuất để giảm thiểu tối đa tỷ lệ giãn nở. Tỷ lệ giãn nở ở gỗ công nghiệp cao cấp chỉ dưới 8% giúp người dùng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không cần lo lắng sàn nhà xuất hiện tình trạng cong vênh mất thẩm mỹ.

Chống ẩm hiệu quả: Ứng dụng công nghệ chống ẩm block moisture tiên tiến, ván gỗ lát sàn có khả năng khóa hơi nước, ngăn nước thẩm thấu lên bề mặt gây hư hỏng, nấm mốc cho sàn nhà.

Khả năng cách nhiệt, điều hòa nhiệt độ tốt: Gỗ là chất liệu có khả năng cách nhiệt tốt. Lát gỗ cho sàn nhà kết hợp ốp gỗ cho tường và trần có thể giúp ngôi nhà của bạn luôn mát mẻ trong điều kiện thời tiết nóng bức. Đây là lợi ích nổi bật mà không phải vật liệu ốp lát truyền thống nào cũng có thể đáp ứng được.

Sàn gỗ công nghiệp có mấy loại?

Ván sàn công nghiệp có rất nhiều loại. Và tùy vào cách phân chia theo chức năng mà loại sàn này có những loại không giống nhau. Thông thường, các loại ván sàn gỗ công nghiệp được chia theo nguồn gốc xuất xứ và quy cách sản phẩm.

Xét về nguồn gốc xuất xứ

Nếu xét về nguồn gốc xuất xứ thì có hai loại là sàn nhập khẩu và sàn nội địa. Dĩ nhiên, những loại sàn nhập khẩu từ châu Âu và các nước phát triển châu Á sẽ có chất lượng, độ bền, bề mặt cũng như tính năng tối ưu, vượt trội hơn rất nhiều so với ván sàn sản xuất trong nước hoặc những thương hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xét về quy cách sản phẩm

Nếu xét đến quy cách sản phẩm thì ván sàn công nghiệp được chia thành 3 loại là 8mm, 10mm, 12mm là phổ biến. Tùy theo độ dày mà các nhà sản xuất khuyên dùng ở mỗi công trình khác nhau sao cho đảm bảo độ bền và tuổi thọ. Đối với công trình dân cư, nhà ở thì chỉ cần chọn dòng sàn công nghiệp 8mm là được. Thương mại với diện tích nhỏ dùng loại 10mm, còm 12mm ốp cho các công trình có mật độ đi lại cao như các khu vực công cộng, trung tâm thương mại, …

Top 5 thương hiệu sàn gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay

Floorpan made in Russia

Thương hiệu sàn gỗ công nghiệp nhập khẩu từ Nga. Với hương thơm đặc trưng từ cây Bạch Dương. Thương hiệu này là dòng sàn duy nhất giữ được chất Nga nguyên bản, mộc mạc. Sở hữu 8 Bộ sưu tập đa phong cách đáp ứng mọi nhu cầu thiết kế từ cổ điển đến hiện đại cho các công trình: Red, Orange, Brown, Black, Stone, Ruby, Emerald, Sunfloor. Floorpan nổi bật với thiết kế bề mặt vân gỗ tinh giản, phóng khoáng và chân thực.

Tỷ trọng HDF (Density) với độ nén cao 880 ± 10 kg/m3

Formaldehyde đạt chuẩn E1

Bề mặt Rustic, E.I.R, Stone đa dạng và chân thực

Hèm khóa S – Groove & V – Groove linh hoạt cho độ liên kết bền chắc

Chỉ số chịu lực AC4/32 đảm bảo khả năng chịu lực và chống mài mòn tốt.

rtfloor made in Turkey

Nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ. Thương hiệu dành riêng cho các nhà thiết kế nội thất. Dẫn đầu xu hướng thị trường về kiểu dáng và màu sắc. Sản phẩm bán chạy nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Tỷ trọng HDF (Density) từ 880 ± 10 kg/m3

FormalDehyde đạt tiêu chuẩn E1

Bề mặt Authentic & E.I.R

Hèm khóa V – Groove

Chỉ số chịu lực AC4/32.

Hillman made in Malaysia

Các loại sàn gỗ công nghiệp Malaysia như Hillman được review khá tốt. Đây là dòng sàn chuyên dụng cho vùng biển. Bảo hành ngập nước 48 giờ và bảo hành chống mối mọt 15 năm.

Cốt gỗ HDF được lấy từ rừng nhiệt Tropical đới với độ nén cao từ 880 – 910 (±10 kg/)

Độ trương nở ≤8%

Formaldehyde đạt chuẩn E1

Áp dụng công nghệ bề mặt độc quyền Luxury Matt từ Đức

Sử dụng hèm khóa S – Groove

Chỉ số chịu lực cao AC4/32

Bảo hành chống mối mọt 15 năm

Bảo hành chống ngập nước 48 giờ

Đạt tiêu chuẩn châu Âu EN13329

Đạt chứng nhận PEFC về việc bảo vệ & tái sinh rừng.

Lamton công nghệ Mỹ

Có hai loại là Lamton made in China và Lamton AquaGuard sản xuất tại Việt Nam. Thương hiệu sử dụng cốt gỗ HDF chuẩn của Mỹ CARB P2 cho chất lượng ổn định. Áp dụng công nghệ bề mặt EIR chân thực đến 99%.

Tỷ trọng HDF với độ nén tỷ trọng ổn định 850 ± 10 kg/m3

Độ trương nở ≤ 18%

Bề mặt Real Wood, EIR, Brushed Crystal – EIR

Hèm khóa V – Groove

Chỉ số chịu lực, chống mài mòn AC3/31.

Dongwha made in Korea

Nhập khẩu từ Hàn Quốc. Thương hiệu áp dụng công nghệ Nano Silver kháng khuẩn tiên tiến nhất hiện nay. Bảo hành ngập nước 24 giờ và bảo hành mối mọt 10 năm.

Tỷ trọng HDF với độ nén tỷ trọng ổn định 880 – 900 ± 10 kg/m3.

Nano Silver cho khả năng kháng khuẩn vượt trội

Aqua Safe được sản xuất với công nghệ hèm khóa cao cấp, bảo vệ ngăn chặn sự cố nước tràn nhanh và thấm xuống cốt gỗ

Thiết kế bề mặt EIR chân thực gần giống với vân gỗ tự nhiên đến 90%.

Đạt chuẩn SEO thân thiện với môi trường, an toàn tuyệt đối cho người dùng.

Công nghệ hèm khóa Unilin tạo độ liên kết chắc chắn giữa các cạnh hèm khóa cho độ bền cao.

Với công nghệ chống ẩm Block moisture cho khả năng khóa nước, ngăn nước tràn nhanh và thấm xuống cốt gỗ.

Bảo hành chống mối 10 năm, cam kết thay mới 100% các thanh gỗ bị mối mọt ăn.

Báo giá các loại sàn gỗ công nghiệp

Các loại sàn gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay có nhiều mức giá giúp bạn dễ dàng lựa chọn. Từ giá rẻ, tầm trung đến cao cấp.

Khách hàng hãy liên hệ đến hotline 0936 333 212 để được chúng tôi tư vấn – báo giá các loại sàn gỗ công nghiệp một cách chính xác nhất!

van-san-go-tu-nhien-1

Sàn gỗ bao nhiêu tiền 1m2? Báo giá thi công lắp đặt sàn gỗ chính xác nhất

“Sàn gỗ bao nhiêu tiền 1m2” là câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm khi có nhu cầu tìm mua dòng vật liệu ván sàn. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng cung cấp sản phẩm chất lượng tương thích với giá thành của nó. Chính vì thế, người dùng cần nắm rõ các thông tin cần thiết về hạng mục này để có thể chọn được cho mình giải pháp vật tư và thi công đúng với chi phí mình bỏ ra.

Sàn gỗ có những loại nào?

Sàn ván gỗ tự nhiên

Trên thị trường hiện này, sàn gỗ có hai loại phổ biến là sàn ván gỗ công nghiệp và sàn tự nhiên.

Sàn ván gỗ công nghiệp

Mỗi loại đều có đặc điểm, cấu trúc sản phẩm và tính năng riêng biệt. Sàn gỗ tự nhiên sẽ có mức giá cao hơn so với ván sàn công nghiệp bởi được sản xuất 100% là cây gỗ tự nhiên không bổ sung thêm các thành phần khác.

Giá sàn gỗ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Để có thể cấu thành giá cuối cùng của một loại vật liệu sàn gỗ, các nhà sản xuất sẽ dựa vào những yếu tố như chủng loại sản phẩm, quy cách độ dày, nguồn gốc xuất xứ để làm cơ sở quyết định giá bán, đảm bảo mang lại giá trị cao nhất cho cả nhà cung cấp lẫn người dùng. Cụ thể như sau:

Dựa vào chủng loại sản phẩm

Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Chủng loại như thế nào sẽ xét đến các khía cạnh của một sản phẩm được tạo ra như cốt gỗ HDF lấy từ loại gỗ nào, các thông số kỹ thuật, chỉ số chống mài mòn AC, khả năng chịu lực Class, công nghệ bề mặt sử dụng, khả năng chống thấm nước, chống mối mọt, …

Tất cả những yếu tố trên sẽ quyết định dòng sàn đó có đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hay không. Từ đó, các nhà sản xuất sẽ định mức giá tương ứng với chủng loại sản phẩm.

Dựa vào quy cách độ dày

Sàn gỗ công nghiệp có những độ dày phổ biến như 8mm, 10mm, 12mm. Còn ván sàn tự nhiên có nhiều quy cách hơn chia thành 2 loại là solid nguyên thanh và engineer ghép thành. Mỗi loại sẽ có nhiều kích thước tương ứng với mức giá thành cũng không giống nhau.

Thông thường, độ dày càng cao sẽ có mức giá càng cao. Do đó, đây được xem là yếu tố khá cơ bản để cấu thành nên giá thành sản phẩm ván sàn.

Dựa vào nguồn gốc xuất xứ

Những dòng sàn nhập khẩu từ các nước châu Âu và châu Á phát triển sẽ có mức giá cao hơn so với những loại sản xuất nội địa.

Dixons khuyên bạn nên lựa chọn các dòng sàn nhập khẩu từ Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên bang Nga, Hàn Quốc hay những sản phẩm sản xuất tại nhà máy đặt tại Việt Nam của những tập đoàn sản xuất ván gỗ đa quốc gia.

Sàn gỗ tự nhiên bao nhiêu tiền 1m2?

Ván sàn tự nhiên có mức giá khá đắt, cao hơn nhiều so với các dòng sàn công nghiệp. Tùy thuộc vào chủng loại gỗ mà từng thương hiệu sẽ có mức giá không giống nhau. Tuy nhiên, giá trung bình của dòng sàn tự nhiên thấp nhất cũng giao động từ 1.000.000 đồng/m2 trở lên. Đây là mức giá phổ thông trên thị trường. Các dòng sàn càng cao cấp sẽ càng có mức giá cao hơn rất nhiều.

Sàn gỗ công nghiệp bao nhiêu tiền 1m2?

Ván sàn công nghệp có rất nhiều mức giá. Đây là dòng sàn có mức giá chênh lệch khá cao so với những dòng sàn khác. Với các loại sàn giá rẻ, mức giá có thể chỉ dao động khoảng 300.000 – 400.000 vnđ/m2. Nhưng nếu là các loại sàn công nghiệp cao cấp nhập khẩu, mức giá có thể lên đến trên dưới 1.000.000 vnđ/m2.

Để biết thêm chi tiết về sàn gỗ giá bao nhiêu 1m2 và ván lót sàn giá rẻ, khách hàng có thể liên hệ qua số hotline 0936 333 212chúng tôi sẵn sàng tư vấn – giải đáp chi tiết nhất.

Xin cảm ơn!