go-cong-nghiep-1

Đặc điểm của các lớp phủ ván gỗ công nghiệp nội thất

Với mục đích làm đẹp và tăng độ bền cho ván gỗ công nghiệp thì các nhà sản xuất gỗ nội thất đã dán phủ lên bề mặt tấm ván gỗ một lớp phủ phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng. Các lớp phủ phổ biến được sử dụng hiện nay là Melamine, Laminate, Veneer và Acrylic. Bài viết này hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, khả năng ứng dụng của lớp phủ ván gỗ công nghiệp.

Các loại lớp phủ gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Ván gỗ công nghiệp là một sản phẩm gỗ ép nên có tính hút ẩm và bề mặt thô, không đa dạng màu sắc. Vì vậy, để những loại ván gỗ công nghiệp này có thể đưa vào sử dụng, người ta phải dán lên nó một lớp phủ bề mặt có tính thẩm mỹ cao phù hợp với sở thích của người sử dụng, bảo vệ gỗ khỏi các tác động của độ ẩm.

Sau đây là 4 loại lớp phủ được sử dụng nhiều nhất hiện nay bạn có thể tham khảo.

Lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp Melamine

Melamine là một loại nhựa cứng nên khi được dán lên gỗ có khả năng giúp chống xước, chống chống cháy do giải phóng khí nitơ khi bị đốt. Nó cũng có thể được tạo ra với nhiều màu sắc nên cực kỳ linh hoạt trong các ứng dụng khác nhau.

Ưu điểm:

  • Giá rẻ nhất
  • Quy trình sản xuất nhanh chóng, đơn giản
  • Sử dụng nhiều trong thi công nội thất

Nhược điểm:

  • Màu sắc không sắc nét, mịn do lớp cốt gỗ không có bề mặt mịn.
  • Khó uống cong
  • Chịu lực, chống mài mòn kém hơn các bề mặt laminate, Acrylic

Ứng dụng: vào nội thất gia đình, văn phòng, không gian công cộng như bàn ghế, giá kệ …

Lớp phủ Laminate trên bề mặt gỗ công nghiệp

Laminate cũng là lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp tương tự như lớp phủ melamine nhưng nó cao cấp hơn và dày hơn. Độ dày lớp phủ từ 0.5 – 1mm. Độ dày được sử dụng phổ biến nhất là 0.7 – 0.8mm. Đây là một vật liệu tổng hợp hoàn thiện được tạo ra ra bằng cách ép các lớp mỏng giấy phẳng và nhựa dẻo lại với nhau. Lớp laminate sử dụng để dán lên bề mặt ván gỗ ép, ván dăm MDF, HDF, tấm ốp tường, đồ nội thất bằng gỗ.

Ưu điểm:

  • Đa dạng màu sắc, mẫu mã
  • Mang đến giá trị thẩm mỹ cao
  • Khả năng chống xước, chống mài mòn tốt
  • Một số dòng có khả năng uốn cong để tạo hình cho vật liệu
  • Chống thấm nước, chống cháy, chịu lực tốt hơn chất liệu melamine
  • Dễ dàng vệ sinh
  • Phù hợp với mội không gian từ bình dân đến cao cấp

Nhược điểm:

  • Giá cao hơn chất liệu melamine do quy trình sản xuất đòi hỏi kỹ thuật cao, máy móc hiện đại.

Ứng dụng: cho các sản phẩm gỗ nội thất từ nơi công cộng, nhà ở, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, trường học …

Lớp phủ bề mặt veneer

Lớp phủ veneer là lớp gỗ tự nhiên nguyên tấm có độ dày từ 0.3 – 0.6mm. Các loại gỗ được sử dụng đó là các loại gỗ tốt hoặc gỗ có màu sắc đẹp, vân gỗ đẹp như gỗ giáng hương, gỗ gõ đỏ, gỗ căm xe, gỗ chiu liu, gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ tần bì, gỗ xoan đào … trên bề mặt của tấm gỗ veneer được mài nhẵn và sơn phủ một lớp sơn UV hoặc PU có khả năng chống nước, chống ẩm, chống bạc màu.

Ưu điểm:

  • Vân gỗ tự nhiên, đẹp mắt
  • Mang đến giá trị thẩm mỹ, sang trọng như gỗ thật
  • Có khả năng đàn hồi, ít cong vênh

Nhược điểm:

  • Không chịu được nước
  • Không vệ sinh được với hóa chất tẩy rửa mạnh
  • Màu sắc không đa dạng, dễ phai màu
  • Khả năng chịu lực ở mức độ vừa phải

Ứng dụng: làm đồ nội thất như giường tủ, bàn ghế, giá kệ sử dụng trong nhà ở, văn phòng … làm vách ngăn.

Lớp phủ bề mặt Acrylic

Acrylic hay còn gọi là Mica là một sản phẩm nhân tạo được tổng hợp từ dầu mỏ. Đây là lớp phủ gỗ công nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay. Tấm acrylic có nhiều màu sắc được dán trên tấm ván gỗ dăm MDF, HDF và hàn kín các góc mới nhau tạo lên một lớp hoàn thiện liền mạch. Kết quả thu được là lớp bề mặt có độ bóng cao, dễ lau chùi, phù hợp với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung.

Ưu điểm:

  • Bề mặt có độ sáng bóng cao, có chiều sâu
  • Khả năng chống trầy xước tốt
  • Không thấm nước, không bám bụi nên dễ dàng vệ sinh, lau chùi
  • Kông cong vênh, không mối mọt
  • Đa dạng màu sắc, thường có màu sắc đơn sắc, phù hợp với mọi sở thích của người tiêu dùng
  • Độ bền cao, phù hợp với những không gian có độ ẩm lớn

Nhược điểm:

  • Giá thành cao
  • Không phù hợp với các công trình có thiết kế cổ điển, thiết kế tân cổ điể

Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về đặc điểm, tính ứng dụng của các lớp phủ ván gỗ công nghiệp nội thất.
Nếu như cần được tư vấn về các loại sàn gỗ công nghiệp, hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất!

Tags: No tags

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *