Sàn gỗ mang đến vẻ đẹp sang trọng, thẩm mỹ cho không gian nội thất nhà ở. Tuy nhiên, loại sàn này rất dễ bị mốc, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều. Vậy làm sao để xử lý sàn gỗ bị mốc? Hãy cùng Sàn gỗ Dixons tìm hiểu trong bài viết này.
Nguyên nhân khiến sàn gỗ bị mốc
Sàn gỗ tự nhiên hay công nghiệp bị ấm mốc do một số nguyên nhân dưới đây:
Môi trường có độ ẩm cao
Với điển hình khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, độ ẩm cao như Việt Nam thì sau thời gian sử dụng ván sàn gỗ sẽ khiến bề mặt dễ bị nấm mốc.
Trong đó, khu vực dễ bị ẩm mốc nhất là phòng bếp hoặc gần nhà tắm. Do đó, bạn nên chọn loại sàn gỗ chất lượng cao, có khả năng chống thấm nước tốt để kéo dài tuổi thọ sử dụng.
Chất lượng sàn gỗ kém
Khi mua sản phẩm kèm chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng kéo theo khả năng chống ẩm kém, nước dễ dàng thấm qua khe hở của ván. Điều này khiến sàn gỗ xuất hiện các đốm mốc trắng ở xung quanh.
Vệ sinh sàn gỗ sai cách
Một số loại sàn gỗ rất “kén” nước nên trong quá trình sử dụng, nếu vệ sinh và bảo quản sàn gỗ sai cách cũng là nguyên nhân khiến sàn bị nấm mốc. Khi muốn làm sạch cho bề mặt sàn, bạn cần cẩn thận, vắt khô dẻ lau để lau chùi. Có thể kết hợp cùng các sản phẩm dưỡng bóng, dưỡng ẩm cho sàn.
Các bước xử lý sàn gỗ bị mốc
Các loại sàn gỗ công nghiệp thường dễ bị mốc hơn sàn gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, khi xảy ra tình trạng sàn gỗ xuất hiện những vết mốc xấu xí, cả hai loại sàn gỗ đều có cách xử lý chung cực kỳ đơn giản như sau:
Bước 1: Làm sạch sơ bề mặt sàn bị mốc
- Pha dung dịch dấm với nước theo tỷ lệ 1:1 (1 nước + 1 giấm)
- Dùng khăn thấm dung dịch và tiến hành lau trên bề mặt gỗ.
- Thực hiện 2-3 lần đến khi loại bỏ nấm mốc trên bề mặt sàn.
Bước 2: Làm sạch sâu bề mặt sàn gỗ bị mốc
- Tiếp tục pha nước rửa sàn chuyên dụng (sàn gỗ), lau dung dịch 1 lượt để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn nấm còn bám trên bề mặt.
- Với trường hợp nấm mốc đã ăn sâu trên bề mặt sàn, hãy dùng giấy nhám chuyên cho gỗ (nên dùng P40 để tránh phá huỷ bề mặt sàn). Chà sâu đến và loại bỏ mốc.
- Tiếp tục dùng nước lau sàn để làm sạch thêm 1 lần nữa.
Bước 3: Loại bỏ sạch bụi bẩn
Khi quét hoặc hút bụi bề mặt sàn bị mốc mà thấy hèm sàn có hiện tượng mốc. Bạn cần tháo sàn ra và xử lý cả phần mốc chỗ hèm khoá.
Nếu vị trí mốc ngay tại nơi thường xuyên hứng chịu nước (nơi rò rỉ nước), bạn cần xử lý bề mặt lớp sàn chống thấm và loại trừ các tác nhân dẫn đến nước rò rỉ tại vị trí mốc sàn gỗ.
Bước 4: Đánh bóng sàn gỗ bị mốc
Để dưỡng bóng, chống ẩm cho sàn gỗ, hãy sơn một lớp PU trong suốt chuyên dành cho gỗ.
Đợi sơn khô (nên để khô tự nhiên, không nên sấy bằng máy sấy tóc), sàn nhà sẽ được xử lý toàn bộ nấm mốc.
Làm gì khi không xử lý hết mốc bằng cách thường?
Khi bạn áp dụng cách trên nhưng chưa xử lý hết sàn gỗ bị mốc, điều quý khách cần làm là gọi ngay cho Sàn gỗ Dixons để được hướng dẫn chi tiết nhất.
——————
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 100 Ngô Quyền, P. Bắc Cường, TP. Lào Cai
Hotline: 0936 333 212
Website: https://dixonsfloor.com/
Leave A Comment